CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG TƯ VẤN ĐẦU TƯ
Tác giả: Đặng Hoàng Ngọc Hiệp
BƯỚC 1
Đánh giá tình hình vĩ mô
Bước đầu tiên trong việc dự báo kết quả của thị trường chung là đánh giá tình
trạng của nền kinh tế trên bình diện tổng thể.
Khả năng dự báo nền kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến kết quả đầu tư mang tính đầu cơ.
BƯỚC 2
Đánh giá ngành nghề được hưởng lợi
Phân tích ngành có vai trò quan trọng với cùng những lý do như phân tích kinh tế vĩ mô: một
ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô đang ốm yếu; tương tự như vậy, doanh nghiệp
trong một ngành đang gặp rắc rối thì thường cũng không hoạt động tốt được.
BƯỚC 3
Bóc mô hình đầu vào - đầu ra và thị trường doanh nghiệp
Phân tích đầu vào - đầu ra là một phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế. Phương pháp này thường được sử dụng để ước tính tác động của các cú sốc kinh tế tích cực hoặc tiêu cực và phân tích các tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế.
BƯỚC 4
Chọn ra cổ phiếu sáng giá nhất
Lọc cổ phiếu là cách thức mà các nhà đầu tư lựa chọn sử dụng công cụ lọc thủ công hoặc bộ lọc cổ phiếu tốt nhất để lọc những cổ phiếu tiềm năng, đáp ứng các tiêu chí của bản thân cũng như đảm bảo mục tiêu sinh lời tốt. Việc sàng lọc sẽ qua hàng nghìn mã cổ phiếu trên thị trường để chọn ra những mã đúng theo mong muốn của nhà đầu tư.
BƯỚC 5
Đánh giá lợi nhuận đổ về hay chưa?
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá lợi nhuận đã đổ về hay chưa giúp ta biết được doanh nghiệp đó có thật sự tốt hay không? Từ đó đánh giá được tiềm năng tăng giá của cổ phiếu đó trong tương lai
BƯỚC 6
Đánh đúng chu kỳ kinh doanh tăng trưởng
Mỗi doanh nghiệp thì sẽ có thời các thời kỳ kinh doanh và tăng trưởng khác nhau. Nếu chúng ta đánh đúng được chu kỳ kinh doanh tốt nhất của cổ phiếu thì tiềm năng tăng giá của cổ phiếu sẽ rất mạnh mẽ, giúp chúng ta có được một tỉ suất lợi nhuận cao nhất trong giai đoạn nắm giữ và chốt lãi.
BƯỚC 7
Tận dụng chu kỳ để chọn điểm mua tốt nhất
Tương tự như chu kỳ kinh tế, có thể chia chu kỳ ngành và cổ phiếu thành 4 giai đoạn: Suy thoái, Khủng hoảng, Phục hồi và Hưng thịnh. Việc chọn đúng chu kỳ của một cổ phiếu sẽ giúp chúng ta tối đa hoá được lợi nhuận, nếu chúng ta mua được cổ phiếu ở phần đầu của thời kỳ phục hồi thì ta sẽ nhận được lợi nhuận rất cao vào chu kỳ hưng thịnh.
BƯỚC 8
Rút ra đánh gia khi chu kỳ đã đạt đỉnh hoặc gần đạt đỉnh
Sau khi ra kết quả lợi nhuận hoặc giá đã tăng một đoạn dài, chúng ta nên đánh giá lại các câu hỏi : Liệu lợi nhuận của doanh nghiệp đã đạt đỉnh hay chưa? Chu kì tăng trưởng mạnh nhất của doanh nghiệp đã kết thúc chưa? Bằng cách khảo sát doanh nghiệp, có những mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán và tư duy về vĩ mô các ngành nghề ở Việt Nam, chúng ta sẽ biết cách trả lời câu hỏi trên. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra được quyết định đầu tư một cách cực kì chính xác.