PHÂN TÍCH KỸ THUẬT SỬ DỤNG
TRONG TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Tác giả: Đặng Hoàng Ngọc Hiệp

PHẦN 1: CÁC CHỈ BÁO

Chỉ báo 1

Sử dụng xu hướng - Kháng cự - Hỗ trợ

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Tập hợp các khu vực có nhiều hỗ trợ, kháng cự, thì khả năng đảo chiều càng cao, vùng đó được gọi là vùng có khả năng đảo chiều xu hướng.

Đường MA (Moving Average): Đường trung bình động

Chỉ báo 2

Đường Moving Average (MA)

Mua vào khi giá dịch chuyển lên trên đường trung bình, mở ra tín hiệu mua.

Bán ra khi giá dịch chuyển xuống đường trung bình, mở ra tín hiệu bán.

Sử dụng “Triple Crossover Method” với ba đường MA

Chỉ báo 3

Dải Bollinger

Khi giá từ dải băng dưới vượt đường trung bình thì dải băng trên được xem như mục tiêu giá tiếp theo. Ngược lại khi giá từ dải băng trên cắt xuống đường trung bình thì dải băng dưới được xem như mục tiêu giá kế tiếp.

MACD (Moving Average Convergence Divergence)

Chỉ báo 4

MACD

MACD hình thành 3 tín hiệu cơ bản gồm:

Tín hiệu Line Crossovers (giao cắt),

Tín hiệu Zero Line Crossovers (cắt lên đường 0),

Tín hiệu Divergence (Tín hiệu phân kỳ)

Chỉ báo 5

Stochastic

Stochastic – gọi tắt là Stoch – cũng là một chỉ báo có thể giúp xác định liệu một xu hướng có thể kết thúc hay không.

Chỉ báo 6

Parabolic SAR - PSAR

Chỉ báo kỹ thuật có thể giúp xác định điểm mà một xu hướng có thể kết thúc là Parabolic SAR (Stop And Reversal). Parabolic SAR đặt những dấu chấm lên biểu đồ nhằm chỉ ra khả năng đảo chiều của giá.

Chỉ báo 7

RSI - Relative Strength Index

Chỉ số RSI khá tương tự so với Stochastic khi dùng để đo tình trạng quá mua hay quá bán của thị trường. Nó nằm trong khung với mức độ từ 1 đến 100. Nếu RSI nằm dưới 30 là tình trạng quá bán và nếu nằm trên 70 là tình trạng quá mua

Chỉ báo 8

Average Directional Index - ADX

ADX là chỉ báo quan trọng thể hiện TT đang có xu hướng hay không?

Chỉ báo 9

DMI - Directional Movement Index

DMI là một phần của ADX. DI+ cho tín hiệu mua, DI- cho tín hiệu bán.

Chỉ báo 10

William %R

Chỉ báo Williams Percent Range được viết ra bởi Larry Williams, một trader nổi tiếng toàn cầu với thành tích chiến thắng trong cuộc thi giao dịch futures thế giới số vốn khởi đầu là 10,000$ đã được ông đưa lên 1,147,000$ trong mười hai tháng.

Chỉ báo kỹ thuật Willliams Percent Range (%R) là một chỉ báo dao động nhanh có chức năng xác định các vùng quá mua/quá bán của thị trường. Chỉ báo %R của Williams rất giống với indicator Stochastic, điểm khác biệt duy nhất là %R được tính toán trên quy mô ngược

Chỉ báo 11

MFI - Money Flow Index

Cách xây dựng và phân tích chỉ số này rất giống với chỉ báo RSI (Relative Strength Index), tuy nhiên RSI liên quan đến giá chứng khoán còn MFI là mối liên hệ với khối lượng chứng khoán được giao dịch. Khi phân tích dòng tiền dựa vào chỉ báo MFI, cần lưu ý những vấn đề sau:

Sự phân kỳ

Nếu MFI vượt quá 80 hay dưới 20, thị trường có thể sẽ chạm đỉnh hoặc chạm đáy

Chỉ báo 12

CCI - Commodity Index

Donald Lambert phát minh 1980

Chỉ báo đo lường độ biến động của giá so với đường MA.

Phù hợp sử dụng trong lúc xu hướng sideway, lúc này CCI phát huy cao tín hiệu quả của nó.

Chỉ báo 13

Giao dịch với phân kì dương (tối ưu hóa điểm mua)

- Phân kỳ dương có thể được tìm thấy khi so biến động giá với chuyển động của chỉ báo kỹ thuật đi ngược chiều nhau.

=> Từ đó chúng ta biết trước được sự đảo chiều tăng của cổ phiếu một cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất với phân kì ( nhanh hơn so với các indicator nếu sử dụng thành thạo )

Chỉ báo 14

Giao dịch với phân kì âm
(tối ưu hóa điểm bán )

Phân kỳ âm có thể được tìm thấy khi so biến động giá với chuyển động của chỉ báo kỹ thuật đi ngược chiều nhau.

=> Từ đó chúng ta biết trước được sự đảo chiều giảm của cổ phiếu một cách nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất với phân kì (nhanh hơn so với các indicator nếu sử dụng thành thạo)

Khi phát hiện dấu hiệu phân kỳ, không vào lệnh MUA hay BÁN ngay, nhiều lúc xu hướng mạnh sẽ bẻ gẫy phân kỳ, hoặc điểm vào lệnh không đúng đỉnh, đúng đáy vì giá có thể đi thêm một đoạn nữa.Nếu là người giao dịch có kinh nghiệm, nên kết hợp thêm các yếu tố khác để xác định chính xác tính đảo chiều của cổ phiếu.

Chỉ báo 15

Fibonacci thoái lui

Do nhà toán học người Ý Leonardo Pisano Bogollo phát hiện ra Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó 0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89.... Số đứng sau có giá trị xấp xỉ bằng 161.8% số đứng trước. 161.8% được gọi là Tỷ lệ vàng.

Chỉ báo 16

Fibonacci mở rộng

Do nhà toán học người Ý Leonardo Pisano Bogollo phát hiện ra Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó 0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89.... Số đứng sau có giá trị xấp xỉ bằng 161.8% số đứng trước. 161.8% được gọi là Tỷ lệ vàng.

Chỉ báo 17

Fibonacci dạng quạt

Do nhà toán học người Ý Leonardo Pisano Bogollo phát hiện ra Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó 0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89.... Số đứng sau có giá trị xấp xỉ bằng 161.8% số đứng trước. 161.8% được gọi là Tỷ lệ vàng.

Chỉ báo 18

Pivot Point - Điểm xoay

Pivot point là biểu đồ thể hiện mức độ đáng kể có thể sử dụng để xác định chuyển động định hướng và mức hỗ trợ / kháng cự tiềm năng. Pivot Point là các chỉ báo mang tính chất dự đoán.

Cốt lõi của Pivot Point là mức trung bình của giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó ước tính mức hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.

Chỉ báo 19

Fisher Transform - FISHER

Fisher Transform là một chỉ báo kỹ thuật dựa vào phân phối xác suất Gaussian. FISHER làm đơn giảm hóa sự thể hiện của giá, xác định giai đoạn cực đại hoặc cực tiểu của một chỉ số dựa vào xu hướng đường đi của giá trước đó. Công cụ này giúp xác định được điểm đảo chiều của giá,làm rõ hơn xu hướng giá, cũng như tách biệt các sóng trong một xu hướng.

FISHER thường được sử dụng khi giá vào vùng cực đại của xu hướng và có khả năng đảo chiều.

PHẦN 2: NẾN NHẬT

Mô hình 1

Bullish/Bearish Englufing

Nến Bullish/Bearish Engulfing còn được gọi là nến nhấn chìm tăng nhấn chìm giảm – đây là 2 mẫu hình nến đảo chiều tăng mạnh mẽ. Bullish Engulfing gồm 2 cây nến ngược nhau xảy ra trong một xu hướng giảm - ngược lại đối với Bearish Englufing.

Mô hình 2

Bullish/Bearish Abandoned Baby

Mô hình em bé bị bỏ rơi tăng giá và giảm giá (tiếng Anh: Bullish and Bearish Abandoned Baby) là mô hình nến được các nhà giao dịch sử dụng để báo hiệu sự đảo chiều giá của một xu hướng giảm giá hoặc tăng, hình thành bởi trong một xu hướng giảm giá hoặc giảm giá.

Mô hình 3

Bullish/Bearish Belt Hold

Mô hình nến Bullish Belt Hold và Bearish Belt Hold là hai mô hình lưỡng tính, đôi khi nó mang tính chất đảo chiều và đôi khi nó cũng mang tính tiếp diễn của một cổ phiếu.

Mô hình 4

Bullish/Bearish Harami

Bullish Harami là hai nến dấu hiệu thay đổi xu hướng và dự báo khả năng tăng giá nếu nó xảy ra sau một xu hướng giảm.

Bearish Harami là mô hình nến đảo chiều giảm cho thấy xu hướng thị trường chuẩn bị chuyển hướng từ tăng sang giảm.

Mô hình 5

Dragonfly Doji – Gravestone Doji

Dragonfly Doji hay Doji chuồn chuồn là một loại mô hình nến báo hiệu sự đảo chiều tiềm năng của giá theo hướng giảm hoặc tăng, tùy thuộc vào hành động giá trong quá khứ.

Gravestone Doji hay Doji bia mộ là một mô hình nến đảo chiều giảm giá được hình thành khi giá mở cửa, giá thấp và giá đóng cửa đều gần nhau với bóng trên dài .

Mô hình 6

Dark Cloud Cover – Piercing Pattern

Dark Cloud Cover Pattern (Nến mây đen che phủ) là một trong những mô hình nến Nhật báo hiệu xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình này thường xuất hiện ở cuối các xu hướng tăng và là tín hiệu cảnh báo giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Piercing Pattern (Nến Xuyên) là mô hình báo hiệu xu hướng đảo chiều thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Nến 1 của mô hình là một nến giảm mạnh, nến 2 là nến tăng mạnh với giá mở cửa bên dưới giá thấp nhất của nến 1 và đóng cửa bên trong thân nến 1.

Mô hình 7

Hammer – Hanging man

Nến Hammer hay mô hình nến Hammer còn được gọi là cây búa (nến búa), là mô hình nến Nhật đảo chiều dựa trên các đáy. Có thể xem đây là mô hình nến báo hiệu một cách rõ ràng nhất về tiềm năng tăng của thị trường sau khoản thời gian cố xác định đáy.

Nến Hanging man (nến người treo cổ) là mô hình nến đảo chiều giảm xảy ra ở cuối một xu hướng tăng và là tín hiệu báo hiệu áp lực bán có khả năng đẩy giá đi xuống. Tín hiệu chủ yếu mà nến Hanging man cung cấp là báo hiệu đảo chiều giảm.

Mô hình 8

Inverted Hammer – Shooting Star

Mô hình nến Shooting Star hay còn gọi là nến bắn sao hoặc mô hình nến Pin Bar trong phương pháp Price Action, là mô hình nến đơn xuất hiện với thân nến ngắn nhưng lại có đuôi nến hướng lên dài (ít nhất là gấp đôi thân nến). Khi xuất hiện dấu hiệu của mô hình nến shooting star tức là sẽ có sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm (hay nến Pin Bar đảo chiều)

Inverted Hammer (Búa Ngược) là một cây nến có thân ngắn và bóng dài hướng lên trên, cho tín hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.

Mô hình 9

Morning Star – Evening Star

Morning Star (Sao Mai) là cụm 3 nến đảo chiều tại đáy với một nến giảm dài, một nến thân ngắn và một nến tăng mạnh. Những ngôi Sao Mai xuất hiện vào bình minh, đi lên từ phía chân trời mang theo những năng lượng tràn trề cho ngày mới. Cũng tương tự vậy, những mô hình Morning Star xuất hiện ở đầu xu hướng tăng và hứa hẹn cho một sự đảo chiều mạnh mẽ trong tương lai.

Ngược lại, nến Evening Star (nến sao hôm) là mô hình nến đảo chiều cho tín hiệu xu hướng sẽ đảo chiều giảm, thường xảy ra ở cuối của một xu hướng tăng.

Mô hình 10

Three Black Crows – Three White Soldiers

Mô hình nến 3 con quạ đen, tên tiếng anh là Three Black Crows là mô hình nến Nhật được cấu thành từ 3 cây nến giảm (nến đỏ) liên tiếp. Trong đó, mỗi cây nến trong mô hình có giá đóng cửa gần bằng giá thấp nhất trong cùng một cây nến và giá mở cửa ngang với giá đóng cửa của cây nến trước đó.

Mô hình nến Three White Soldiers hay còn gọi là mô hình nến 3 chàng lính trắng là tín hiệu cảnh báo thị trường đang đổi chiều từ giảm sang tăng. So với các mẫu nến đảo chiều cùng loại, 3 chàng lính trắng là mô hình cho tín hiệu tăng giá mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất.

Mô hình 11

Tweezers Bottom – Tweezers Top

Đối lập lại, mô hình Tweezer Bottom (Đáy Nhíp) cho tín hiệu đảo chiều tăng, gồm hai hay nhiều nến có đáy ngang bằng nhau.

Tweezer Top (Đỉnh Nhíp) là mô hình đảo chiều giảm, gồm hai hay nhiều nến có đỉnh nến ngang bằng nhau.

Mô hình 12

Up/Down Three Inside

Mô hình nến Three Inside Up & Three Inside Down là mô hình nến đảo chiều thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng giảm hoặc tăng. Nó thể hiện rằng xu hướng giảm hoặc tăng đó có thể đã hết và xu hướng đã bắt đầu quay đầu với xu hướng ngược lại.

Để hình thành mô hình Three Inside Up, nến đầu tiên cần là một nến giảm giá lớn và nến thứ hai cần phải là một nến tăng giá nằm bên trong thân của nến đầu tiên.

Tương tự, nến đầu tiên là một nến tăng lớn, theo sau là một nến giảm giá nằm trong phạm vi của nến đầu tiên. Nến giảm giá thứ hai phải đạt dưới mức giữa của nến tăng đầu tiên. Hơn nữa, nến giảm giá thứ ba đóng cửa ở dưới mức thấp của nến tăng đầu tiên. Khi đó, bạn có thể tự tin xác định tổ hợp nến 3 thanh này là mô hình Three Inside Down.

Mô hình 13

Up/Down Three Outside

Three Outside Up là một mô hình Bullish Engulfing có thêm sự xác nhận tăng với cây nến thứ 3 tăng giá, làm tăng thêm độ tin cậy của mô hình.

Three Outside Down là một mô hình Bearish Engulfing có thêm sự xác nhận tăng với cây nến thứ 3 giảm giá, làm tăng thêm độ tin cậy của mô hình.

Mô hình 14

Downside/Upside Gap Three Methods

Phương pháp ba nến khoảng trống tăng giá/ giảm giá trong tiếng Anh là Upside/ Downside Gap Three Methods. Phương pháp ba nến khoảng trống tăng giá/ giảm giá là một loại mô hình nến ba thanh xuất xứ từ Nhật Bản, biểu hiện sự tiếp tục của xu hướng hiện tại.

Mô hình 15

Downside/Upside Tasuki Gap

Mô hình khoảng trống giảm giá/tăng giá Tasuki trong tiếng Anh là Downside/Upside Tasuki Gap hay Bearish/Bullish Tasuki Gap. Mô hình khoảng trống giảm giá/tăng giá Tasuki là một mô hình tiếp tục, thường được sử dụng để báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng giảm giá/tăng giá hiện hành.

Mô hình 16

Bullish/Bearish Harami Cross

Mô hình Bearish Harami Cross là một dấu hiệu mạnh về sự chênh lệch sức khỏe của thị trường. Một xu hướng tăng giá, sức mua mạnh được phản ánh bằng một thân nến xanh dài. Nhưng theo sau lại là một doji ở ngày kế tiếp. Điều này cho thấy thị trường đang bắt đầu đảo chiều so với xu hướng tăng giá trước đó.

Ngược lại, một xu hướng giảm giá, sức mua mạnh được phản ánh bằng một thân nến đỏ dài. Nhưng theo sau lại là một doji ở ngày kế tiếp. Điều này cho thấy thị trường đang bắt đầu đảo chiều so với xu hướng tăng giá trước đó, mô hình đó được gọi là Bullish Harami Cross.

Mô hình 17

Marobozu

Marubozu còn được gọi với tên khác là nến cường lực. Bởi nó thể hiện được sức mạnh áp đảo về một phía của bên mua hay bên bán trong một phiên giao dịch. Mô hình nến này có thể có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn tăng hay giảm mạnh, báo hiệu xu hướng giá vẫn đang tiếp diễn.

Mô hình 18

Rising/Falling Three Methods

Rising Three Methods (tăng giá 3 bước) là một mô hình nến tiếp diễn xuất hiện ở xu hướng tăng, bao gồm 5 nến báo hiệu khả năng là thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng mạnh hơn nữa.

Falling Three Methods (Giảm giá 3 bước) là một mô hình tiếp diễn xu hướng giảm và báo hiệu khả năng là thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm mạnh hơn nữa.

Mô hình 19

Rising/Falling Window

Mô hình Falling Window thường xuất hiện trong một xu hướng giảm, với đặc điểm là đỉnh của nến thứ hai luôn thấp hơn đáy của nến thứ nhất, tức là giữa 2 cây nến phải có một khoảng trống giảm (gap down). Falling Window đóng vai trò như một vùng kháng cự trong xu hướng giảm.

Mô hình Rising Window thường xuất hiện trong một xu hướng tăng, với đặc điểm là đáy của nến thứ hai luôn cao hơn đỉnh của nến thứ nhất, tức là giữa 2 cây nến phải có một khoảng trống tăng (gap up). Rising Window đóng vai trò như một vùng hỗ trợ trong xu hướng tăng.

PHẦN 3: CÁC MÔ HÌNH

Mô hình 1

Big M: Pullback

Mô hình Big M trông khá giống như mô hình hai đỉnh, tuy nhiên nó là một biến thể khác của mô hình hai đỉnh và có những quy tắc riêng và setup vào lệnh cụ thể. Chi tiết hơn Hiệp sẽ giải thích trong nhóm chat.

Mô hình 2

Big M: Busted

Mô hình “Busted Big M” – tức là sự thất bại của mô hình “Big M”. Được hình thành khi giá phá vỡ “Breakout Price”, nhưng sau đó giá đột ngột quay lại tăng giá và vượt khỏi vùng đỉnh

Mô hình 3

Big W

Mô hình W rất phổ biến trong giao dịch ngược xu hướng, báo hiệu xu hướng giảm có thể chạm đáy và giá có thể có thể tăng cao hơn.

Mô hình 4

Big W: Busted

Mô hình “Busted Big W” – tức là sự thất bại của mô hình “Big W”. Được hình thành khi giá phá vỡ “Breakout Price”, nhưng sau đó giá đột ngột quay lại giảm giá và vượt khỏi vùng đáy

Mô hình 5

Double Top

Mô hình Double Top là mô hình giá xuất hiện trong một xu hướng tăng mạnh hoặc đỉnh của nhịp điều chỉnh trong xu hướng giảm.

Khi đạt đỉnh, Tỷ giá sẽ có xu hướng đảo chiều trong ngắn hạn. Ở vùng tỷ giá kết thúc đảo chiều trong ngắn hạn sẽ tạo thành Đáy trung tâm. Từ đáy trung tâm, tỷ giá tiếp tục đảo chiều quay trở về xu hướng tăng trước đó và tạo thành đỉnh thứ hai của Mô hình Double Top.

Mô hình 6

Double Bottom

Mô hình 2 đáy (Double Bottom) là một loại mô hình giá đảo chiều, được tạo thành từ hai đáy liên tiếp gần bằng nhau với một đỉnh vừa phải ở giữa.

Mô hình 7

Uptrend/Downtrend Flags

Mô hình cờ Flag Pattern là mô hình giá tiếp tục xu hướng. Sau khi giá tăng (hoặc giảm) mạnh giá có một nhịp hồi ngắn ngược lại xu hướng chính rồi lại tiếp tục xu hướng hình thành mô hình giống như là cờ.

Có 2 loại Flags Pattern là: mô hình Flag during an Uptrend (mô hình tiếp tục xu hướng tăng) và Flag during a Downtrend (mô hình tiếp tục xu hướng giảm).

Mô hình 8

Uptrend/Downtrend Pennants

Trong xu hướng tăng. Mô hình Pennant (Cờ đuôi nheo) là một mô hình tiếp diễn bao gồm một xu hướng tăng. Theo sau là một tam giác giá hồi lại. Thường theo chếch xuống, nhưng cũng có thể đi ngang hoặc dốc lên.

Pennant trong xu hướng giảm thì ngược lại. Giá giảm, theo sau là một vùng tam giác hồi lại chếch lên. Và sau đó tín hiệu bán được thiết lập khi giá phá vỡ xuống dưới mức hỗ trợ của cờ đuôi nheo.

Mô hình 9

Pipe Top

Pipe Top (Đỉnh ống) xuất hiện sau một xu hướng tăng ngắn hạn và bao gồm (trên biểu đồ tuần) hai thanh mũi nhọn giật giá (spike) cao hơn bình thường với giá cao gần bằng nhau. Tín hiệu bán được kích hoạt khi giá đóng dưới đáy thấp nhất của hai thanh mũi nhọn.

Mô hình 10

Pipe Bottom

Ngược lại với Pipe Top thì Pipe Bottom xuất hiện sau một xu hướng giảm ngắn hạn và bao gồm hai thanh mũi nhọn giật giá thấp hơn mức giá trung bình trong tuần với mức giá thấp gần ngang nhau.

Mô hình 11

Rectangle Top

Đây là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng và hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng đó. Giai đoạn hình chữ nhật là giá đang giằng co giữa bên mua và bên bán, thường diễn ra trong khoảng từ 1-2 tuần.

Khi mô hình chữ nhật được tích lũy càng lâu thì khi giá phá vỡ khỏi mô hình, nó sẽ đi theo xu hướng càng mạnh.

Mô hình 12

Rectangle Bottom

Ngược lại với mô hình chữ nhật tăng, mô hình chữ nhật giảm được hình thành khi giá đang trong một giai đoạn giảm. Tức là khi thị trường đã kéo dài một xu hướng giảm giá đến vùng quá bán, nó sẽ bắt đầu chống lại và chuyển sang giai đoạn đi ngang (sideway) để lấy đà cho xu hướng giảm tiếp theo của thị trường.

Mô hình 13

Head and Shoulders Top

Mô hình Head and Shoulders Top hay vai đầu vai thuận thường xuất hiện trong xu hướng tăng, báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.

Mô hình này được tạo thành bởi 1 đỉnh gọi là vai phải, tiếp đến là 1 đỉnh cao hơn gọi là đầu, sau đó kết thúc bằng 1 đỉnh thấp hơn gọi là vai trái. Đường viền cổ được vẽ bằng cách nối 2 đáy của 2 đỉnh vai ở trên.

Khi mô hình vai đầu vai xuất hiện giá sẽ đảo chiều nên nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh sell để thu lợi nhuận hoặc thoát lệnh để hạn chế tổn thất.

Mô hình 14

Head and Shoulders Bottom

Mô hình Head and Shoulders Bottom vai đầu vai ngược xuất hiện trong xu hướng giảm và báo hiệu giá đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình này thường ngược với mô hình thuận. Tức là đỉnh vai, đỉnh đầu sẽ lộn ngược xuống bên dưới.

Khi mô hình vai đầu vai xuất hiện giá sẽ tăng nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh buy để tối ưu lợi nhuận.

Mô hình 15

Triangle Decending

Mô hình tam giác giảm dần trong tiếng Anh là Descending Triangle.

Mô hình tam giác giảm dần là mô hình biểu đồ được sử dụng trong phân tích kĩ thuật được tạo bằng cách vẽ một đường xu hướng nối tất cả các đỉnh giảm dần và kết hợp với một đường xu hướng thứ hai nằm ngang nối tất cả các đáy.

Mô hình 16

Cup and Handle

Mô hình CỐC TAY CẦM (tiếng Anh là Cup and Handle) là một mô hình dạng biểu đồ, có hình dạng như một chiếc cốc có tay cầm, báo hiệu rằng cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng giá mạnh mẽ. Các nhà đầu tư thường sử dụng mô hình CỐC TAY CẦM để nắm bắt cơ hội từ những đợt bùng nổ tăng giá của giá cổ phiếu.

Mô hình 17

Inverted Cup and Handle

Mô hình CỐC TAY CẦM NGƯỢC (Inverted Cup and Handle) là biến thể của mô hình CỐC TAY CẦM. CỐC TAY CẦM NGƯỢC có thể xuất hiện ở xu hướng đi lên hoặc xu hướng đi xuống.

Khi xuất hiện mô hình này báo hiệu cổ phiếu sắp bước vào chu kỳ giảm giá

Mô hình 18

Sóng Elliot

Sóng Elliott có thể giúp nhà đầu tư phát hiện ra xu hướng của thị trường và các giai đoạn điều chỉnh để có thể ra quyết định đầu tư hợp lý.

Lý thuyết sóng Elliott được đặt tên theo Ralph Nelson Elliott. Dựa vào nền tảng lý thuyết Dow và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp lại, Elliott cho rằng các hành vi của con người trong thị trường tài chính được hiển thị ở các dạng mô hình sóng và có thể dự đoán trước được.

Mô hình 19

Sóng Harmonic

Sóng Harmonic được xem là một trong những sản phẩm tinh túy nhất của phân tích kỹ thuật. Nguyên tắc hình thành của nó đều hoàn toàn dựa trên các tỷ lệ Fibonacci để tìm ra các điểm đảo chiều xu hướng. Được sử dụng tốt trong các thị trường chứng khoán, phái sinh, hàng hóa...

Mô hình 20

Mô hình Gartley

Mô hình Gartley là mô hình giá Harmonic lâu đời và phổ biến nhất.

Mô hình này có hình dạng giống chữ M hoặc W trên biểu đồ, tùy thuộc vào việc nó là mô hình Bullish hay Bearish Gartley.

Chi tiết sẽ được hướng dẫn khi tham gia nhóm chat.

Mô hình 21

Mô hình Butterfly

Khi mô hình cánh bướm được hoàn chỉnh tại điểm D, thị trường sẽ di chuyển theo xu hướng của đợt sóng XA ban đầu. Tức là nếu XA là đợt sóng tăng thì thị trường sẽ quay đầu tăng; ngược lại, nếu XA là đợt sóng giảm thì thị trường sẽ quay đầu giảm.

Do đó, ý nghĩa quan trọng nhất của mô hình cánh bướm chính là báo hiệu sự đảo chiều xu hướng.

Mô hình 22

Mô hình Deep Crab

Mô hình giá Deep crab khác với mô hình giá Crab ở điểm swing B. Trong mô hình Crab thông thường, B là điểm thoái lui 38,2% đến 61,8% cuae XA.

Nhưng, trong mô hình Deep crab, điểm B nằm ở mức thoái lui 88,6% của XA. Thêm vào đó, để tạo thành mô hình Deep crab, hai sóng AB và CD phải có độ dài bằng nhau. Tuy nhiên trong giao dịch thực tế, điều này không luôn luôn diễn ra như vậy mà bạn cần có sự linh hoạt trong việc đánh giá mô hình Deep crab.

Deep crab cũng mang ý nghĩa báo sự đảo chiều của xu hướng.

Mô hình 23

Mô hình Bat

Con dơi được xác định bằng độ hồi lại ở mức 0.886 của đoạn XA như là vùng đảo chiều tiềm năng. Mô hình Con dơi có một số đặc tính sau:

1. Đoạn AB bằng 0.382 hoặc 0.5 đoạn XA
2. Đoạn BC có thể bằng 0.382 hoặc 0.886 đoạn AB
3. Nếu đoạn BC bằng 0.382 đoạn AB thì đoạn CD sẽ bằng 1.618 mở rộng của đoạn BC. Nếu đoạn BC bằng 0.886 đoạn AB thì CD sẽ bằng 2.618 đoạn BC
4. CD bằng 0.886 đoạn XA